Đảm bảo giá nhà ở xã hội phù hợp với thu nhập người dân

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành cần nghiên cứu chính sách để công nhân, người lao động có việc làm được vay tiền để mua nhà, thuê nhà… với lãi suất thấp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Xây dựng báo cáo về Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (Đề án).

Sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh báo cáo về một số nội dung quan trọng của Đề án, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề nhà ở cho người dân.

Hiến pháp năm 2013 cũng quy định về “quyền có nơi ở hợp pháp”, “quyền sở hữu về nhà ở” của người dân và “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc họp, đặc biệt với các địa phương, doanh nghiệp có nhu cầu nhà ở cho công nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Theo Phó Thủ tướng, việc thực hiện Đề án không chỉ gói gọn ở con số 1 triệu căn nhà ở xã hội, vì hiện nay còn hàng chục triệu người có nhu cầu về nhà ở. Mục tiêu dài hạn, tổng thể của Đề án là phải nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong bảo đảm quyền tiếp cận nhà ở của người dân.

Trong từng giai đoạn, cần đề ra mục tiêu cụ thể như xây ký túc xá cho sinh viên, nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở nhóm người yếu thế… Từ đó, đưa ra các giải pháp, chính sách, phân bổ nguồn lực ưu tiên, phù hợp.

Phải bảo đảm giá nhà ở xã hội phù hợp với thu nhập người dân

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, đánh giá đầy đủ nhu cầu nhà ở của người dân, nhất là công nhân, người lao động có thu nhập thấp (Ảnh: VGP).

“Cần có kế hoạch, lộ trình bài bản để giải quyết nhu cầu tiếp cận nhà ở của mọi người dân như Hiến pháp đã quy định”, Phó Thủ tướng nhắc lại và yêu cầu nghiên cứu, đánh giá đầy đủ nhu cầu nhà ở của người dân, nhất là công nhân, người lao động có thu nhập thấp, đối tượng yếu thế, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong đó, cần tính đến mức thu nhập phổ biến của người lao động và khả năng có thể mua nhà ở xã hội.

“Nhà nước phải bảo đảm giá nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến Bộ Xây dựng mà cả Bộ TN&MT, Ngân hàng… Do vậy, các bộ, ngành cần nghiên cứu chính sách để công nhân, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định được vay tiền để mua nhà, thuê nhà… với mức lãi suất thấp”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Những khó khăn về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội cần được khẩn trương tháo gỡ theo hướng Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi về hạ tầng, đất đai, tài chính… cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội, “lấy đầu tư công về hạ tầng cơ bản để dẫn dắt, thu hút đầu tư tư”.

Đồng thời, Phó Thủ tướng nhấn mạnh các dự án nhà ở xã hội cần được tính toán đồng bộ, dự báo chính xác để đưa vào quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Quy hoạch các khu công nghiệp phải đi kèm với quy hoạch, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân để có thể hình thành khu đô thị mới với đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Song, doanh nghiệp Thực hiện các dự án nhà ở xã hội phải có đủ năng lực, bảo đảm yêu cầu tiến độ, chất lượng. Chính sách thuê, mua nhà ở xã hội cần linh hoạt để công nhân gắn bó với doanh nghiệp.

Sẽ có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội - Thống đốc NHNN

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng quốc doanh thống nhất dành 120.000 tỷ, lãi suất thấp hơn 1,5-2% cho nhà ở xã hội.

Bộ ngành và các địa phương đã nêu quan điểm, cam kết hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường sáng 17/2. Nội dung tháo gỡ tập trung chủ yếu hai nút thắt lớn của thị trường gồm vốn và pháp lý. Tin được toàn bộ doanh nghiệp mong chờ sau gần một năm thị trường ảm đạm, nhiều đơn vị kinh doanh phải phá sản và người lao động bị sa thải, giảm lương hàng loạt.

Khơi thông nguồn vốn trên thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng quốc doanh đã thống nhất có một gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho xây dựng dự án nhà ở xã hội  nhà ở công nhân. Lãi suất cho vay người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ. Với gói tín dụng này về sau có thể nhiều hơn nếu có thêm ngân hàng tham gia. Bà Hồng cũng khẳng định nếu các nhà băng tham gia bị thiếu hụt về thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn.

Gói tín dụng được bà Hồng đưa ra sáng 17/2 có quy mô lớn hơn 10.000 tỷ đồng so với đề xuất của Bộ Xây dựng. Trước đó, nói về đề xuất của Bộ Xây dựng, bà Hồng cho biết, việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là cần thiết, giúp đồng thời tăng cung và giảm mất cân đối trên thị trường. Tuy nhiên, cần cân nhắc nguồn vốn đến từ đâu, tức với nguồn từ tái cấp vốn, là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn, có thể làm giảm tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Thống đốc cho biết, ngân hàng tiếp tục dành nguồn vốn cho các dự án có đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tìm cách để cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.

"Năm nay, chúng tôi tăng trưởng 14-15%, cao hơn mức 14,17% của năm ngoái. Ngân hàng Nhà nước cũng không có room kiểm soát riêng tín dụng về bất động sản", bà nói.Còn Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đang đề xuất những giải pháp hỗ trợ giúp thị trường trái phiếu phát triển lành mạnh, an toàn. Kênh trái phiếu bị tắc thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản.

Cơ quan này đang trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để góp phần tháo gỡ các khó khăn hiện tại của thị trường trái phiếu. Bộ Tài chính cũng hoàn thiện chính sách phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư dài hạn (quỹ đầu tư) để tạo cầu đầu tư bền vững cho thị trường; Bộ cũng tìm cách sớm đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào hoạt động nhằm phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, an toàn, tăng cường khả năng quản lý, giám sát, giảm thiểu rủi ro. Bộ sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông và tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư, giúp họ an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn; đồng thời tăng cường sự tham gia của các định chế, nhà đầu tư chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm.

 Với các vấn đề pháp lý, các bộ ngành địa phương đều thống nhất sẽ sửa chữa và loại bỏ những rào cản, quy định, thủ tục không hợp lý. Ví dụ với bất cập trong đấu giá, đấu thầu dự án bất động sản, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết đang cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện quy định nhằm lấp khoảng trống pháp lý, nhưng tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong luật. Bộ này cũng đang hoàn thiện Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đưa ra tiêu chí chọn nhà đầu tư, gồm phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, điều chỉnh chủ trương đầu tư và chuyển nhượng dự án.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất sửa đổi các vấn đề hoàn thiện thể chế, pháp lý trên thị trường bất động sản liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Chứng khoán. Cơ quan này đang chủ trì sửa đổi hai dự án luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, đồng thời trình Quốc hội Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời. Bộ cũng đề xuất các địa phương phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, khắc phục tâm lý sợ sai, sợ chịu trách nhiệm; đẩy mạnh thủ tục hành chính.

Tại điểm cầu TP HCM, Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường cho biết, thành phố sẽ tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ. Thành phố đang tập trung 18 dự án nhà ở xã hội ưu tiên cũng như 16 dự án chung cư xuống cấp để thúc đẩy trong năm 2023. Việc điều chỉnh quy hoạch của thành phố cũng sớm được hoàn tất, theo ông Cường.

Ngoài ra, thành phố cũng tập trung phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật để kết nối vành đai 2, vành đai 3, cao tốc TP HCM - Mộc Bài, các dự án cải tạo vành đai trung tâm, tập trung thúc đẩy các dự án lớn. "Thành phố sẽ lập tổ công tác để tháo gỡ những vướng mắc của dự án bất động sản. Hiện nay khoảng 116 dự án, trong đó có 3 dự án ưu tiên tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm", ông nói.

Trong lúc chờ đợi các giải pháp của bộ ngành đi vào thực thi, các doanh nghiệp bất động sản được khuyến nghị phải "tự cứu lấy mình". Bởi nhiều phân tích tại hội nghị cũng chỉ ra, bên cạnh vấn đề ngoại cảnh, khó khăn của thị trường hiện nay cũng một phần do doanh nghiệp tạo ra.

 Theo TS. Lê Xuân Nghĩa nói tình trạng thị trường hiện nay chủ yếu là thiếu cung, thừa cầu. Các doanh nghiệp cần bỏ thói quen kinh doanh chộp giật, thiếu chuyên nghiệp, chưa có tầm quốc tế. Còn GS Hoàng Văn Cường cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp đang chuyển dư nợ sang thành nợ tiêu dùng dân cư thông qua phương thức bán hàng kèm theo gói tài trợ vốn vay lên đến 70% giá trị bất động sản. Đây là hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá, chứ không phải vay mua nhà để ở.

Nói thêm, ông Cường cho rằng, ngân hàng cần kiểm soát không cho vay mua bất động sản núp bóng tiêu dùng dân cư với các bất động sản không phải là nhà ở thu nhập thấp. Việc này sẽ buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán. Còn ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Công ty Gp.Invest nói, thị trường trái phiếu bất ổn là do một số doanh nghiệp đã "quá đà" trong việc phát hành để "ôm dự án". Điều này gây ra biến động phức tạp cho thị trường tài chính và ảnh hưởng lớn đến niềm tin của thị trường bất động sản.

 Tuy nhiên ông cũng không phủ nhận việc các cơ quan quản lý phản ứng chậm trong việc gỡ vướng cho thị trường. Cán bộ nhiều nơi còn sợ trách nhiệm, không dám làm. Thủ tướng nhìn nhận, lúc này các bên liên quan cần cùng nhau giải quyết, tháo gỡ các nút thắt". Với "Tinh thần ở đây là lợi ích hài hòa, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp", ông nói và nhấn mạnh, cấu trúc này nếu không hài hòa thì sẽ không ổn định, không ai phát triển được.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong kết luận hội nghị nhận định, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với chính mình, giải quyết các khó khăn do mình gây ra vì đã dự báo không sát, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả. Các doanh nghiệp theo đó phải cơ cấu lại các phân khúc, giá cả hợp lý để thúc đẩy thanh khoản, hướng tới kinh doanh có lãi nhưng hài hòa. "Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung", Thủ tướng nói.

 Thủ tướng cho biết sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết. Chính phủ sẽ có đề án riêng về phát triển nhà ở, nhà ở công nhân, người thu nhập thấp; đồng thời xem xét đến gói tín dụng vừa được nêu ra.

Thêm đề xuất mới tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội.

Mới đây Bộ xây dựng đề xuất thêm gói 110.000 tỷ cho vay phát triển nhà ở xã hội qua các ngân hàng thương mại liệu có phà hơi nóng cho thị trường bất động sản.

Nhà ở xã hội. ảnh 1
Hội nghị về thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững với sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ và các bộ và các ban ngành dự kiến diễn ra vào cuối tuần này. Tài liệu cho hội nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.
Phân bổ gói này chưa được đề cập nhưng Bộ Xây dựng cho biết sẽ giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2013-2016 khi thị trường gặp khó khăn. Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp để xây dựng chi tiết hơn.
Với chính sách gói 30.000 tỷ trước đây, 70% được dành cho những người thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2. Thời hạn vay tối đa là 15 năm 30% còn lại dành cho doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội.

Bất động sản. ảnh 2
Năm 2021 Bộ Xây dựng cũng từng nêu đề xuất bổ sung vào chương trình phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 – 2023 gói tín dụng 65.000 tỷ làm nhà ở xã hội và nhà cho công nhân. Gói này bao gồm tín dụng tái cấp vốn cho chủ đầu tư dự án, tuy nhiên đến nay đề xuất này chưa có tiến triển thêm.
Bộ xây dựng cũng đề nghị sớm có Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đẩy mạnh để phát triển nhà ở xã hội. Vớin ghị quyết này nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn như vấn đề giao đất, dành quỹ đất cho nhà ở xã hội chọn chủ đầu tư. Nhiều ưu đãi cho chủ đầu tư nhà ở xã hội xác định giá bán thuê đối tượng và điều kiện hưởng chính sách. Các điểm nghẽn này đang khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư không mặn mà với nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng đề xuất nên xem việc đầu tư nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư bằng nguồn vốn trung và dài hạn của địa phương. Điểm nghẽn vốn tín dụng, Bộ Xây dựng đề xuất nới rom tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023, năm tiếp theo và biện pháp giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ thị trường bất động sản.

Dự án nhà ở xã hội là một trong những phân khúc được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc 2023.

 Dự án nhà ở xã hội là một trong những phân khúc được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường địa ốc 2023. Dù thanh khoản toàn thị trường bất động sản gặp khó, dù người mua nhà giảm chú ý đến đất nền, đất thổ cư, chung cư cao cấp nhưng nhà ở xã hội, nhà bình dân cho người thu nhập thấp vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đã được phê duyệt. Hiện đã có 40 địa phương đăng ký nhu cầu và kế hoạch thực hiện. Theo đó, ước tính sơ bộ nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp của các địa phương giai đoạn 2021-2030 vào khoảng 2,6 triệu căn và mục tiêu đề ra của các địa phương cho giai đoạn này là hoàn thành khoảng 1,8 triệu căn hộ.

Hơn 15 năm thuê trọ ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội), anh Hoàng Minh Hào (39 tuổi) chia sẻ hoàn cảnh, một mình anh đi làm và gửi phần lớn tiền lương cho vợ ở quê Nam Định nuôi con nhỏ. Anh cũng cho biết, có tiết kiệm được khoản tiền gần 1 tỷ đồng, nhưng số tiền này không thể mua được nhà ở Hà Nội. “Tôi cũng có tìm hiểu các dự án nhà ở dành cho người thu nhập trung bình, nhà ở xã hội nhưng rất khó tiếp cận” – anh Hào nói.

May mắn hơn anh Hoàng Minh Hào, vợ chồng chị Trần Mỹ Phương (Hưng Yên) đã mua được căn nhà ở xã hội (Rice City Thượng Thanh – Long Biên – Hà Nội) song thời gian trả góp vẫn còn hơn 10 năm nữa. Chị Phương cho rằng, rất nhiều người quen của chị có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhưng chưa may mắn tiếp cận được.

Không chỉ ở Hà Nội, ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… nhiều gia đình là công nhân tại các khu công nghiệp cho biết, mong muốn có được căn nhà nhỏ để yên tâm làm việc.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), một nghịch lý hiện nay của thị trường bất động sản tại thành phố là nguồn cung nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền (dưới 2 tỷ đồng/căn) và nhà ở xã hội dành cho người lao động thu nhập thấp luôn trong tình trạng khan hiếm, trong khi các dự án bất động sản cao cấp như biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự biển… lại dư thừa.

Thống kê của HoREA cho thấy, loại nhà ở bình dân dưới 30 triệu đồng/m2 tại TPHCM trong năm 2020 chỉ chiếm 1%; từ năm 2021 đến thời điểm hiện tại gần như “tuyệt chủng” căn hộ có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2, còn các dự án nhà ở với mức giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2 cũng chỉ có một số ít tại những khu vực xa trung tâm thành phố. Việc này tác động trực tiếp đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở của TP Hồ Chí Minh cho đa số người yếu thế trong xã hội là người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị.

Thời gian gần đây, các địa phương cũng quyết tâm dồn lực để phát triển nhà ở xã hội cũng như nhà ở thương mại vừa túi tiền. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản như Hưng Thịnh, Vingroup, Sun Group, Him Lam,... cũng hưởng ứng và tham gia làm nhà ở dành cho người thu nhập thấp.

Động lực chính khiến nhiều chủ đầu tư trở lại phân khúc nhà ở này là khả năng tiếp cận nguồn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước đang có chủ trương siết lại tín dụng đối với các phân khúc cao cấp vì phát triển quá nóng thời gian qua, nhưng những dự án hướng đến nhu cầu thực vẫn có cơ hội tiếp cận tín dụng hay gói hỗ trợ lãi suất thấp. Nhà ở xã hội có thể là kênh để nhiều chủ đầu tư duy trì được dòng tiền trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Chưa kể, nhu cầu nhà giá bình dân dành cho người thu nhập thấp luôn cao.

Để phát triển được nhà ở xã hội, nhà giá bình dân cho người thu nhập thấp ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lê Thành cho rằng, Nhà nước, doanh nghiệp, người dân cần hợp lực. Trong đó, vướng mắc về pháp lý, lãi suất và dòng vốn… phải tháo gỡ sớm.

Đến ngày 4/2, không còn ngân hàng nào niêm yết lãi suất tiết kiệm trên 10%/năm

Lãi suất huy động lại tiếp tục được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm. Mức 8,x%/năm bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Theo khảo sát của chúng tôi chiều ngày 3/2 và sáng 4/2 tại một loạt các ngân hàng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, biển lãi suất trên 10% đã biến mất khỏi thị trường.

Tuần trước, GPBank là ngân hàng cuối cùng vẫn còn niêm yết mức lãi suất cao nhất tại quầy 10%/năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lợi tức cao nhất đã được ngân hàng này hạ xuống còn 9,8%/năm.

Các ngân hàng đã từng niêm yết lãi suất cao nhất trên 10% như Saigonbank, CBBank, OceanBank,... cũng đã điều chỉnh lãi suất cao nhất xuống mức 9,5%/năm.

Như vậy, không còn ngân hàng nào niêm yết lãi suất cao nhất trên 10%/năm.

Cũng đã có nhiều ngân hàng hạ lãi suất cao nhất xuống sâu hơn mức yêu cầu 9,5% của ngân hàng nhà nước. Như tại SeABank, tính đến thứ 6 tuần trước, lãi suất cao nhất tại quầy được nhà băng này niêm yết là 9,2%. Tuy nhiên, đến hiện tại, con số này chỉ còn 8,9%/năm.

Một số ngân hàng khác cũng đang có mức lãi suất cao nhất thấp hơn yêu cầu của cơ quan quản lý như VPBank (9,4%); NCB (9,35%/năm); OCB (9,3%/năm); PVCombank (9,3%/năm); Techcombank (9,2%/năm); MB (8,7%/năm)

Theo thông tin từ một số nhân viên ngân hàng, tuần vừa qua, cơ quan điều hành đã có hoạt động thanh kiểm tra và nhắc nhở các ngân hàng có lãi suất huy động trên 10% để chấn chỉnh kỷ luật thị trường. Do đó, các nhà băng cũng đã tiết chế hơn trong việc huy động với lãi suất cao.

"Bên mình từng huy động lãi suất trên 10%/năm từ trước Tết. Tuy nhiên, vừa qua phía Ngân hàng Nhà nước có nhắc nhở nên lãi suất tiết kiệm ở chi nhánh mình đã được hạ xuống", chị Mai Ngọc, chuyên viên huy động ngân hàng P chia sẻ.

Anh Dương Tuấn Vũ, chuyên viên huy động tại ngân hàng V cũng cho biết, tuần qua ngân hàng đã được nhắc nhở về việc huy động với lãi suất hơn 9,5%/năm. Dự kiến hết tuần này, các chương trình có lợi tức cao hơn mức kể trên sẽ được chấm dứt.

"Trước đây, sau khi thưởng coupon thì lãi suất khách hàng nhận được hoàn toàn có thể trên 10%/năm. Tuy nhiên, có thể đến cuối tuần này, các chương trình khuyến mãi lãi suất có thể sẽ tạm dừng, do bên mình vừa được nhắc nhở về việc huy động với lãi suất cao. Hiện tại, chi nhánh đang đưa ra phương án thay thế việc thưởng coupon bằng các quà tặng giá trị cao như các bộ chén bát, máy sinh tố,...", anh Vũ chia sẻ.

Theo các chuyên gia, mặc dù FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất, song cơ quan này đã có dấu hiệu nhẹ tay hơn với lạm phát. Cụ thể, biên độ tăng lãi suất đã được hạ từ 0,75% xuống còn 0,5% và gần nhất là 0,25%/năm. Do dó, đà tăng lãi suất trên toàn cầu có thể sẽ chậm lại.

Bên cạnh đó, các chỉ số vĩ mô của Việt Nam vẫn còn ở mức tích cực, cơ quan điều hành vẫn còn nhiều dư địa để không phải can thiệp lãi suất. Theo đó, lãi suất huy động có thể sẽ tạo đỉnh trong quý I/2023 và nhanh chóng đi xuống.


Tập trung tháo gỡ những khó khăn của thị trường bất động sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tháo gỡ được những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ những khó khăn của thị trường bất động sản - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, một nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân dịp đầu Xuân mới và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng chiều 27/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn ngành ngân hàng thực hiện tốt hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn các nhiệm vụ công tác, đạt kết quả năm 2023 cao hơn năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo hàng loạt nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng. Cụ thể, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chú trọng rà soát cơ sở pháp lý, hoàn thiện các quy định về hoạt động ngân hàng trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội, không cầu toàn.
Đồng thời, ngành ngân hàng cần theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Ngành ngân hàng điều hành kịp thời các công cụ chính sách vĩ mô, tài khóa, tiền tệ để cân bằng hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ngành ngân hàng điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, bảo đảm đủ vốn cho nền kinh tế với chi phí, lãi vay hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; không để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt mà lại thiếu vốn; bảo đảm thanh khoản và lưu thông tiền tệ là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành ngân hàng. Điều quan trọng là hướng dòng vốn đi đúng hướng.
Đặc biệt, ngành ngân hàng cần rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua. 
Thủ tướng nhấn mạnh, tháo gỡ được những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo…
Cùng với đó, ngành ngân hàng nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống, không để mất an toàn hệ thống và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành ngân hàng tập trung chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát toàn hệ thống; tinh thần là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng ai làm sai thì phải bị xử lý; kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm và cảnh báo, chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm, các việc làm chưa đúng; ai yếu kém, ai sợ làm thì đứng sang một bên.
Ngành ngân hàng được chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tập trung chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch trong hoạt động, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, sở hữu chéo, "sân sau", cho vay không đúng quy định của pháp luật…
Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển cả trước mắt và lâu dài
.

Liệu giá nhà ở xã hội có thể lên đến 40 triệu đồng/m2

Hiệp hội Bất động sản TP HCM, giá nhà ở xã hội (NƠXH) có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2 khi chi phí đầu tư xây dựng nếu theo những quy định hiện hành sẽ cao dẫn đến giá thành, giá bán NƠXH sẽ rất cao.


Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số quy định của Dự thảo Luật Nhà ở để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) trong giai đoạn 2021 - 2030.

Dự thảo Luật Nhà ở đã đúng khi bỏ quy định bắt buộc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 10 ha (hoặc 2 ha) trở lên phải dành 20% diện tích đất ở để xây dựng NƠXH trong dự án. Nguyên nhân là vì không phải dự án nhà ở thương mại nào cũng phù hợp để xây dựng NƠXH trong cùng dự án, nhất là tại các dự án nhà ở cao cấp, dự án nhà ở trung cấp.

Xây dựng NƠXH trong các dự án trên thì chi phí tạo lập quỹ đất rất cao (dù được miễn tiền sử dụng đất) và chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án phân bổ cho diện tích đất NƠXH cũng rất cao dẫn đến giá thành, giá bán NƠXH sẽ rất cao (theo tính toán thì giá bán có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2 ).

Con số này sẽ vượt quá khả năng tài chính của đối tượng thụ hưởng NƠXH và sau này thì người mua NƠXH tại đây còn phải chịu chi phí quản lý, dịch vụ cao hàng tháng do cùng sinh sống trong khu vực nhà ở cao cấp, trung cấp.

Nếu không bỏ quy định dành 20% quỹ đất bắt buộc để xây tại các dự án nhà ở thương mại, giá bán NƠXH có thể lên đến trên dưới 40 triệu đồng/m2 do chi phí tạo lập quỹ đất rất cao.

Tại TP HCM, kể từ đầu năm đến nay, chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành và đưa vào sử dụng là dự án Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông tại TP Thủ Đức.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, cơ cấu sản phẩm bất động sản của nước ta còn bất hợp lý. Trong đó, phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa, trong khi phân khúc NƠXH, nhà ở cho công nhân và nhà ở thương mại giá phù hợp cho đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình lại ngày càng vắng bóng và thậm chí biến mất trên thị trường nhà ở. Vì chỉ số giá nhà ở của nước ta cao hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, khiến cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó có cơ hội mua nhà ở. Trong khi đó, so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà ở chỉ cao gấp 6-7 lần thu nhập.

Với phân tích cụ thể của HoREA, một lao động ở độ tuổi 30 trở xuống có mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ khoản sinh hoạt phí ở những đô thị lớn như TPHCM hay Hà Nội còn dư lại khoảng 6 triệu đồng, như vậy cần ít nhất 20 năm mới tích cóp được 1,5 tỷ đồng; còn với mức thu nhập 20-30 triệu đồng/tháng, muốn mua được một căn hộ 1,5 tỷ đồng phải tích cóp trong 10-15 năm...

Theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Bộ Xây dựng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến nay cả nước có khoảng 400 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với tổng quy mô xây dựng hơn 450.000 căn đang triển khai đầu tư.

Có 245 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân quy mô 300.000 căn hộ đang trong trạng thái chờ thực hiện thủ tục đầu tư và 156 dự án quy mô gần 157.000 căn hộ đang đầu tư xây dựng.

Dòng tiền vào bất động sản năm 2023 sẽ tốt hơn khi Ngân hàng Nhà nước 'vào cuộc'

Gần đây ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp tổ chức diễn đàn về tín dụng cho thị trường bất động sản, để thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, không để bong bóng, không để đóng băng.

Với chính sách tín dụng cho thị trường bất động sản là vấn đề nóng tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2023 tổ chức ngày 27/12. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã chia sẻ về việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản.

Đề xuất hỗ trợ 2% lãi suất cho người mua nhà dưới 2 tỷ

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết thời gian qua NHNN đã ban hành nhiều văn bản tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động bất động sản, đặc biệt là đầu tư kinh doanh bất động sản trong đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp…", bà Giang nói.


NHNN sẽ có giải pháp trước mắt về tín dụng cho thị trường bất động sản.

NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, dự án bất động sản khu công nghiệp và các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng ký công điện đề nghị các bộ ngành vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Trong đó người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Thống đốc NHNN cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng đề nghị ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Trong văn bản gửi Thủ tướng và NHNN hôm 22/12, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, chỉ còn vài ngày nữa là hết năm 2022 nhưng các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà vẫn khó vay tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng thương mại không hạ chuẩn tín dụng.

Doanh nghiệp xin vay khoản tín dụng mới dù có tài sản bảo đảm cũng không được ngân hàng chấp thuận do doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn chưa thanh toán. Theo đó HoREA kiến nghị NHNN trình Chính phủ xem xét nới chuẩn tín dụng trong ngắn hạn từ nay đến hết 2023 để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người mua nhà. Chủ tịch HoREA còn kiến nghị ngân hàng cho người mua nhà ở thương mại có mức giá 1,8 - 2 tỷ đồng trở xuống được hỗ trợ 2% một năm lãi suất vay. Hiện một vài ngân hàng ngoài quốc doanh hoặc ngân hàng liên doanh với nước ngoài vẫn còn room tín dụng nhưng điều kiện giải ngân tương đối phức tạp và còn kèm các điều kiện gần như bắt buộc, chẳng hạn như khách hàng phải mua bảo hiểm hoặc gói đầu tư”.


Sớm có giải pháp tín dụng cho bất động sản

Là thành viên Tổ công tác của Thủ tướng về lĩnh vực bất động sản. Chia sẻ tại họp báo, ông Tú cho biết đã trực tiếp cùng tổ công tác khảo sát, nghiên cứu, phân tích tại các địa phương và thấy rõ nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản.

"Về giải pháp, tổ công tác cũng nhận thấy các cơ quan chức năng phải tăng cường trách nhiệm của mình và bản thân doanh nghiệp cũng phải tự có giải pháp. Sau khi kết thúc tổ công tác sẽ tổng kết đánh giá báo cáo Chính phủ và có giải pháp trước mắt về tín dụng cho thị trường bất động sản", Phó thống đốc nhấn mạnh.

Sau công điện của Chính phủ về thị trường tín dụng, ông Tú cho biết NHNN đã quyết liệt triển khai về vấn đề tăng trưởng tín dụng lên tối đa 16%. "Room tín dụng đã mở; các hiệp hội đang vận động hạ lãi suất. NHNN cũng đang triển khai phần của ngân hàng trong phần việc của tổ công tác tháo gỡ khó khăn về thị trường bất động sản", ông nói.

Về giải pháp tín dụng cho thị trường bất động sản năm 2023, đại diện NHNN thông tin: “dự kiến trong thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp tổ chức diễn đàn về tín dụng cho thị trường bất động sản, tìm giải pháp để thị trường phát triển lành mạnh, không để “bong bóng" nhưng cũng không để "đóng băng".

Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: "Ngân hàng sẽ có động thái bơm thêm vào thị trường, nhưng thay vì bơm không kiểm soát giống như hồi đầu năm dòng tiền chảy vào chỗ không cần thiết sẽ lãng phí, không kích thích sự phát triển ổn định của thị trường, chỉ tạo ra hoạt động đầu cơ lũng đoạn thị trường. Chỉ thị của Thủ tướng thì ngân hàng sẽ cân nhắc việc bơm ra và bơm vào đâu cho đúng và trúng. Khi Chính phủ đã chỉ đạo rồi thì họ phải cân đối bơm tiền vào các dự án cấp thiết của xã hội, nếu không các ngành nghề khác cũng phải dừng lại.

Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định trong năm 2023

 Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tiếp ban hành 4 công điện chỉ đạo xử lý các vấn đề 'nóng' của nền kinh tế là tín dụng, trái phiếu, lao động và bất động sản. Đây là những chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời trong bối cảnh những khó khăn phát sinh cần khẩn trương khơi thông, thúc đẩy tăng trưởng.

Trong lĩnh vực bất động sản, người đứng đầu Chính phủ đã kêu gọi sự đồng tâm, hợp lực để cùng vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường đúng quy luật, hiệu quả, an toàn, lành mạnh và bền vững.

Với quy mô khoảng 100 triệu dân, nhu cầu bất động sản tại Việt Nam vẫn rất lớn trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, tại sao thị trường lại đang có vấn đề về "hấp thụ" và hoạt động của các doanh nghiệp lĩnh vực này lại gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro?

 Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, chúng ta có thể nhận định do các cơ chế chính sách, do thanh tra kiểm tra. Đặc biệt năm 2022 là năm mà bất động sản có nhiều kỷ lục về giá, trong khi bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước khiến khả năng chi trả cũng như nguồn tín dụng của người mua gặp khó khăn.Theo ông Thanh thị trường bất động sản năm 2023 cần tiếp tục có những chính sách, hỗ trợ và đặc biệt phải minh bạch hóa để tạo ra sự ổn định về nguồn tín dụng.

"Có thể phân ra hai nhóm. Thứ nhất, chúng ta cần có chính sách để sàng lọc và Tổ công tác của Thủ tướng xác nhận những sản phẩm bất động sản đã hoàn thành thì chúng ta cần có một chính sách tín dụng cho những người có nhu cầu ở thật có thể tiếp cận được tín dụng để có thể mua được.

Thứ hai những dự án tốt, đang chuẩn bị về đích nhưng nguồn tín dụng bị hạn chế thì phải có chính sách cung cấp tín dụng cho những dự án này để có thể về đích. Có thể nói, nhu cầu rất lớn, chính sách tín dụng và bán hàng cần được giữ ổn định để cân đối được cung cầu" - ông Thanh nói./.

Sắp qua năm 2023 liệu có cuộc giải cứu thị trường bất động sản?

Với nhận định thị trường bất động sản hầu như các hoạt động đầu tư kinh doanh sẽ chỉ tập trung trong 36 ngày tới (đến rằm tháng Chạp) nên HoREA kiến ​​nghị tăng dư địa tín dụng thêm 1% trước thời điểm quan trọng.

Thiếu vốn kinh doanh, doanh nghiệp 'ngóng' ngân hàng được nới room tín dụng

Doanh nghiệp thiếu vốn, thương nhân “chờ” ngân hàng mở phòng tín dụng

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định thị trường bất động sản hiện nay, các doanh nghiệp, người mua và đầu tư bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc có được các quỹ tín dụng, nhiều trong số đó là do Thanh khoản kém hoặc kém thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc dòng tiền âm. Nếu không có những giải pháp cấp bách, hiệu quả để xử lý, thị trường BĐS có thể rơi vào suy thoái, khủng hoảng có thể dẫn đến suy thoái, khủng hoảng kinh tế.

HoREA nhận định, trên thị trường bất động sản, hầu như hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung sẽ chỉ tập trung trong 36 ngày tới (đến rằm tháng Chạp). Vì vậy, từ nay đến Tết Nguyên đán, giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để tạo hiệu ứng lan tỏa hiện nay là tăng cung tín dụng cho nền kinh tế, sản xuất và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà. Theo HoREA đề xuất tăng dư địa tín dụng thêm 1% (lên 15%) để có hơn 100 nghìn tỷ Rp trong quỹ tín dụng nhằm hỗ trợ giai đoạn cao điểm của hoạt động kinh tế và sản xuất từ ​​tháng 12 năm 2022 đến năm 2023 trước Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, theo Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu, trong 11 tháng năm 2022, mức tăng CPI chỉ ở mức 3,02% và nhiều khả năng cả năm 2022, mức tăng CPI sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra là 4%. thu ngân sách, cả nước hoàn thành 116% kế hoạch năm, cho thấy nền kinh tế nước ta có sức bật khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi và tăng trưởng.

Do vậy, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới room tín dụng thêm 1% (lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023.

Hiệp hội cũng tư vấn cho các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư để đủ điều kiện vay tín dụng đối với các dự án đầy đủ pháp lý, khả thi hoặc đang được xây dựng. Các dự án dở dang, đặc biệt là các dự án sắp hoàn thành, dự án nhà ở đền bù, các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng trong các dự án nhà ở đền bù thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước, đóng BHXH đầy đủ cho người lao động, có nhiều hoạt động thiện nguyện xã hội.

Nguồn vốn tín dụng mới này sẽ vẫn khắc phục những khó khăn hiện nay trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từng bước trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để đầu tư vào cổ phiếu, giảm áp lực cho các tổ chức tín dụng và để các tổ chức tín dụng đóng vai trò chủ đạo. Để đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản, chỉ được sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) cho mục đích trung và dài hạn. cho vay có kỳ hạn đối với tài sản của Ngân hàng Nhà nước”, người đứng đầu HoREA cho biết.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho thị trường bất động sản, chiều 1/12, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, cần tập trung rà soát các phân khúc thị trường, tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. “Một số dự án bất động sản hiện đang có mức giá cao, các chủ đầu tư cần giảm giá hợp lý để người dân tiếp tục đầu tư, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, ông Sơn nói và tin tưởng bằng những giải pháp đó, bất động sản dần được khắc phục.